Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của Internet, chuyện tìm khách hàng hay đối tác từ nước ngoài đã không còn là vấn đề quá khó khăn với các doanh nghiệp Việt.
Tuy nhiên, liệu chúng ta đã nắm bắt và sử dụng các công cụ này như thế nào? Chúng ta phải làm gì để bứt phá ra khỏi thị trường trong nước để đến với một môi trường 4.0, môi trường kinh doanh không giới hạn, không còn biên giới về địa lý, một không gian mà chỉ còn các doanh nghiệp với nhau, tìm kiếm, chia sẻ cơ hội, thách thức, đầu tư và phát triển. Đặc biệt trong thời điểm nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh hiện nay, khi mà các đối tác trong nước và đối tác truyền thống phần nào đã không thể đáp ứng hết các nhu cầu về việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vậy doanh nghiệp làm thế nào để xây dựng thêm các hướng đi mới, nắm bắt xu hướng để không bị tụt hậu, không bị bỏ rơi trong guồng quay xu hướng mới của nền kinh tế.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu khác nhau, có doanh nghiệp tìm nguồn hàng nhập khẩu, có doanh nghiệp tìm thị trường xuất khẩu, có doanh nghiệp tìm kiếm về dịch vụ, công nghệ.
Vậy kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng và đối tác như thế nào?
I. Bước chuẩn bị
Để xâm nhập vào thị trường quốc tế và đạt đường thành công trên hành trình này, doanh nghiệp cần phải chuẩn bi kỹ các nội dung sau:
1. Xây dựng profile giới thiệu công ty
Profile công ty phải làm bằng tiếng anh, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin như: nhà máy, hệ thống máy móc, công suất nhà máy, các sản phẩm chính, một số đói tác, các thị trường lớn của công ty,…Nói chung hãy tạo profile ngắn gọn, xúc tích và ấn tương để thu hút đối tác của mình.
Profile mẫu của công ty
2. Xây dựng website công ty
- Nếu như khách trong nước họ có thể tự tìm đến công ty của bạn để để tìm hiểu và trao đổi trực tiếp thì các đối tác nước ngoài họ chỉ có thể xem thông tin về công ty bạn qua internet và website. Website công ty phải có it nhất một lựa chọn ngôn ngữ tiếng anh và cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm, ứng dụng và các danh bạn liên lại để khách hàng có thể dễ dàng liên lạc.
- Đăng kí công ty lên các diễn đàn, website thương mại điện tử để nhiều người biết đến công ty hơn và khi đối tác tìm kiếm thông tin công ty bạn trên internet thì khả năng hiển thị cao hơn
II. Tìm kiếm khách hàng
Có rất nhiều kênh tìm kiếm khách hàng để bạn có thể lựa chọn được khách hàng uy tín, và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn.
1. Tìm kiếm khách hàng qua Internet
Đây là kênh đầu tiên chúng tôi muốn đề cập đến với các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các đối tác qua kênh B2B, hoặc các website, diễn đàn của ngành hàng bạn quan tâm. Từ thông tin doanh nghiệp tìm được doanh nghiệp có thể tra ra webiste của công ty và gửi email giới thiệu công ty mình cũng như gọi điện trực tiếp đến công ty đối tác để trao đổi.
Hiện nay có rất nhiều trang web diễn đàn doanh nghiệp, hầu như mỗi quốc gia đều có những trang website, diễn dàn , hoặc trang mạng xã hội, là nơi hội tụ của các doanh nghiệp.
Ngoài ra còn rất nhiều, rất nhiều trang web khác với nhiều ngành nghề và nguồn hàng khác nhau.
2. Tham gia vào các hội chợ, triển lãm
Với những ngành đặc thù như thực phẩm thì phần lớn khách hàng lớn đều tham dự và tìm kiếm các nhà cung cấp ở các hội trợ. Đây được đánh giá là một kênh tìm kiếm khách hàng khá hiệu quả, khi doanh nghiệp được trực tiếp gặp khách hàng, có cơ hội đưa sản phẩm cho họ trải nghiệm. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là chi phí doanh nghiệp bỏ ra để tham gia hội chợ là không hề nhỏ. Vì vậy, hãy chuẩn bị mọi thứ thật tốt , lên kế hoạch xây dựng gian hàng một cách chuyên nghiệp trước khi quyết định sử dụng phương pháp này để tìm kiếm khách hàng.
3. Nghiên cứu trực tiếp thị trường
Trước hết, doanh nghiệp cần xác định thị trường trọng tâm của công ty và liên hệ với đại sứ quán để lấy thông tin về tập quán kinh doanh ở thị trường đó, từ đó bán sẽ lên được kế hoạch xâm nhập thị trường. Sau đó, doanh nghiệp liên lạc với các đối tác và sang gặp trực tiếp để đàm phán. Với cách thức này đòi hỏi công ty phải có tiềm lực về tài chính, nhân sự để sẵn sàng ở lại thị trường trong một khoảng thời gian. Sẽ chẳng có bản hợp đồng nào được kí chỉ sau 1,2 ngày khi hai bên chưa biết nhiều về nhau.
Doanh nghiệp có thể đọc tìm kiểu thêm về các thị trường từ website : http://vietnamexport.com/ ; đây là website của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm hiểu nhiều thông tin và các Tài Liệu về từng thị trường do chính Thương vụ Việt Nam ở thị trường đó cập nhật và cả các cơ hội kinh doanh, giao thương.
III. Làm việc với khách hàng
Sau khi có được thông tin khách hàng, doanh nghiệp cần bám sát và đàm phán các vấn đề như mẫu mã, chất lượng, giá cả , phương thức giao hàng, phương thức thanh toán,… với khách hàng. Một tip nhỏ cho các doanh nghiệp là hãy phản hồi thông tin nhanh nhất có thể với khách hàng. Doanh nghiệp hiểu điều đó mà chúng ta không ai muốn chờ đợi cả và đối tác sẽ nhận ra sự thiện chí của bạn trong sự hợp tác này. Ngoài liên hệ bằng email, số điện thoại, doanh nghiệp có thể cài đặt các phần mềm nói chuyện phổ biến hiện nay để trao đổi với khách hàng được dễ dàng hơn như Whatsapp, Wechat, các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tweeter, Linkedin,…
Quá trình đầu tư phát triển thị trường nước ngoài đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian, sự quyết tâm và cả một chút may mắn nữa. Nhưng bù lại, một khi bạn thành công thì nó sẽ mở toang cánh của kinh doanh của doanh nghiệp và lợi nhuận nó đem lai cũng vô cùng lớn.
Tuy nhiên, việc làm việc với đối tác quốc tế không đơn giản như vậy, vậy doanh nghiệp Việt đang tồn tại những rào cản nào?
- Rào cản về ngôn ngữ, chuyện chúng ta vươn ra thế giới, rào cản đầu tiên và dễ dàng nhận ra nhất là rào cản về ngôn ngữ, khi mà chúng ta phải hiểu được đối tác.
- Vấn đề tiếp theo là kiến thức, bước ra một sân chơi mới, chúng ta phải hiểu rõ luật của sân chơi này, những điều khoản thương mại quốc tế, những Hiệp định thương mại, luật cụ thể của từng quốc gia hoặc khối thương mại, những tiêu chuẩn riêng mà chúng ta phải nắm được và đáp ứng,...
- Tiếp đến là kinh nghiệm, chúng ta đã hiểu rõ luật nhưng áp dụng cụ thể như thế nào đối với từng dòng hàng, từng hợp đồng thương mại, đơn hàng cụ thể, và các đối tác liên quan để thực hiện các hợp đồng thương mại như các bên ngân hàng, vận chuyển, bảo hiểm,... Những vấn đề này, nếu không nắm được thì doanh nghiệp đôi khi phải trả giá rất lớn, có thể là mất đơn hàng, chậm trễ, mất tiền, mất thời gian,...
- Tiếp nhận thông tin từ quý khách hàng
- Tìm kiếm đối tác, nhà sản xuất, nguồn hàng phù hợp với yêu cầu của quý doanh nghiệp
- Đàm phán về yêu cầu sản phẩm, chất lượng, giá cả , hình thức thanh toán và tất cả các công việc liên quan.
- Thay mặt doanh nghiệp ký kết hợp đồng ngoại thương
- Chuẩn bị tất cả những chứng từ có liên quan
- Làm thủ tục về chứng từ liên quan đến lô hàng xuất nhập khẩu (C/O, Chứng nhận khử trùng, kiểm định chất lượng…)
- Các thủ tục liên quan đến thanh toán quốc tế
- Các thủ tục về thuế
- Thủ tục Hải quan và nhận hàng
- Xuất hoá đơn trả hàng theo luật định.